Mùa mưa – mùa dịch, làm sao hết nhiệt miệng, nóng trong?
Bất kể trời mưa hay nắng, việc sử dụng bia rượu hay nước đá lạnh giải khát vẫn là thói quen đã gắn bó bao đời với người dân miền Nam. Phải chăng mùa mưa nhưng nền nhiệt ở Miền Nam không giảm và người dân vẫn thường bị nhiệt, nóng trong?
Thời điểm hiện tại, trong khi miền Bắc đang bước vào những ngày hè đổ lửa thì miền Nam cũng chính thức bước sang mùa mưa. Nếu như miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, nhu cầu giải khát cũng thay đổi theo từng thời điểm trong năm: mùa hè là mùa của những thức uống mát lạnh, mùa đông lại là mùa của những cốc cà phê, cốc trà ấm nóng, thì ở miền Nam quanh năm dù mưa hay nắng những thức uống nhiều đá mát lạnh vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Qua trao đổi với người dân ở Miền Nam, mặc dù bước vào mùa mưa nhưng nhiệt độ ở Miền Nam quanh năm đều cao chính vì vậy người dân luôn cảm thấy bị các triệu chứng nóng trong, nhiệt miệng (lở miệng). Tình trạng nhiệt miệng (lở miệng), nóng trong khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gây khó khăn trong việc ăn uống, đau rát miệng. Một số người thường xuyên bị mẩn ngứa, cơ thể mệt mỏi,… Vì vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm thanh nhiệt ở Miền Nam luôn cao quanh năm.
Nguyên nhân gây tình trạng nhiệt miệng, nóng trong ở Miền Nam mặc dù bước vào mùa mưa:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều pprotein và chất đạm, đồ cay nóng, chất kích thích, ăn thiếu chất xơ
- Không bổ sung đủ nước: Mỗi ngày cơ thể trung bình cần 2 lít nước. Việc thiếu nước khiến quá trình bài thiết bị cản trở, chất thải không được bài tiết đào thải ra ngoài mà ứ trệ gây nóng trong, mệt mỏi.
- Ít vận động: Ít vận động gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là tình trạng trao đổi chất diễn ra chậm kiến quá trình thanh lọc cơ thể chậm làm người hay mệt mỏi.
- Chức năng gan suy giảm: Thức ăn, đồ uống chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hoặc lạm dụng đồ uống có cồn khiến chức năng gan suy giảm. Từ đó khả năng thanh lọc và giải độc của gan cũng giảm khiến nhiệt độc tích tụ trong cơ thể với biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, nóng trong, nhiệt miệng, chán ăn…
- Tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài: việc sử dụng thuốc tây, môi trường ô nhiễm… cũng khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng.
Trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc mà đặc biệt ở khu vực Miền Nam, việc bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng, tránh các biểu hiện tương tự như triệu chứng của người nhiễm virus SARS-CoV-2 như ho, viêm họng là hoàn toàn cần thiết. Do đó, cần có một giải pháp nào giúp giải nhiệt, giảm nóng trong, giúp thanh mát cơ thể nhưng vừa an toàn, vừa hiệu quả lại không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.
Giải pháp thanh nhiệt, giải độc từ thảo dược thiên nhiên.
Từ xa xưa, trong y học cổ truyền đã có rất nhiều thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian để giúp giảm nhiệt, làm mát và thải độc cho cơ thể. Có thể kể đến những dược liệu vô cùng thân quen như rau má, actiso, nấm linh chi, chanh, dưa gang, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, hoa cúc trắng . . . Ngày nay, những thảo dược này vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng vừa để thanh nhiệt, giảm nóng trong người, vừa giúp giải độc, mát gan, bảo vệ sức khỏe.
Một vài phương pháp từ thảo dược giúp giảm nóng trong người:
Sử dụng nước rau má: là thức uống ngon, bổ rẻ và vô cùng dễ làm, nước rau má giúp giảm nóng trong người, trị rôm sẩy, mẩn ngứa vô cùng hiệu quả.
Cách làm: dùng 30-100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, uống hàng ngày. Có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa với đường uống.
Sử dụng trà hoa cúc: là thức uống giải nhiệt, mát gan được nhiều người tin dùng, không những giúp cải thiện gan nhiễm độc, thanh lọc cơ thể mà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Cách làm: dùng 10g hoa cúc trắng khô, cho vào cốc/ấm, tráng sơ qua một lần với nước nóng, sau đó rót nước sôi, đậy nắp, ủ khoảng 3-5 phút cho trà ngấm là có thể sử dụng. Nên dùng vào buổi sáng giúp cơ thể tỉnh táo, không nên dùng vào buổi tối để tránh gây mất ngủ.
Sử dụng nước nấm linh chi: là một thức uống không còn xa lạ với nhiều người, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể.
Cách làm: dùng 30g nấm linh chi thái lát, cho vào ấm đun cùng với 500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa. Ủ thêm trong vòng 5-10 phút rồi tiếp tục bật bếp, đun nhỏ lửa liu riu khoảng 30 phút cho đến khi nước cô đọng lại còn khoảng 300m rồi chắt nước ra. Có thể tận dụng lượng linh chi còn lại trong ấm, đun thêm từ 1 đến 2 lần nữa. Hòa lẫn 3 lần nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh dùng trong ngày. Nên uống lúc đói bụng, nếu đắng có thể thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống hơn.
Huyền Phạm