Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng, nóng trong khi thời tiết vào hè bằng thảo dược thiên nhiên.

   Thời tiết bắt đầu vào hè nóng nực oi bức, bên cạnh đó môi trường ô nhiễm, khói bụi và chế độ ăn uống thiếu khoa học như: ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, thức khuya, stress, căng thẳng kéo dài, uống nhiều rượu bia, lười ăn rau củ, ít uống nước… là những nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến các bệnh lý: nhiệt miệng, nóng trong…

Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng gây khó chịu trong mỗi lần ăn uống và giao tiếp. Vậy làm cách nào để ngăn ngừa triệu chứng này, Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp, bạn nhé!

    Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng, thường gặp ở nhiều người do nhiều nguyên nhân. Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đớn khó chịu khi nói chuyện, há miệng khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má. 

Vết lở loét do nhiệt miệng gây ra

Lý giải của Y học hiện đại và Y học cổ truyền về bệnh nhiệt miệng.

     Theo quan điểm của Y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: Vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

   Theo Đông y, nhiệt miệng phát sinh có thể do:

  •  Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị:  Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
Nắng nóng mùa hè sinh nhiệt
  •  Thấp nhiệt ở tỳ, vị:  Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu…nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Ăn đồ cay nóng, chiên xào

Cách phòng tránh nhiệt miệng, nóng trong bằng thảo dược.

     Giải nhiệt, giải độc và thanh lọc cơ thể bằng thảo dược thiên nhiên là phương pháp an toàn và hiệu quả giúp ngăn ngừa: nhiệt miệng, mụn nhọt, nóng trong…luôn được người dùng tin tưởng và lựa chọn. Các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc không chỉ được các sách Y học cổ truyền ghi rõ và cả giới nghiên cứu của Y học hiện đại cũng đã chứng minh. 

Các thảo dược như: Actiso, Rau má, Dưa gang, Linh chi đỏ, Chanh, Hoa cúc trắng, Rễ tranh, Mía lau,… đều có tác dụng thanh nhiệt – giải độc, làm mát gan hiệu quả bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Với sự phát triển của khoa học nghiên cứu, thay vì sử dụng thảo dược thiên nhiên theo phương pháp truyền thống như: đun, sắc chiết lấy nước để nước uống thì với công nghệ tiên tiến nhiều công ty đã cho ra đời các sản phẩm giúp cơ thể thanh nhiệt – giải độc ngăn ngừa nhiệt miệng, mụn nhọt… từ thảo dược được đóng gói dưới dạng túi bột sủi hay viên sủi để người dùng sử dụng tiện lợi hơn khi mà cuộc sống bận rộn không thể chế biến thảo dược theo phương pháp thủ công.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nhiệt miệng bạn cần thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Tăng cường ăn rau củ xanh, hoa quả tươi. Tránh các thực phẩm chiên, rán, cay, nóng và hạn chế dùng rượu, bia.
  • Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như: Sắt, acid folic, Vitamin B6, Vitamin B12, kẽm,…
  • Nghỉ ngơi sắp xếp lại để giảm thiểu căng thẳng, stress.
  • Có thể súc miệng bằng nước muối ấm, loãng ngày 2 lần.

Tâm Trần.

Bài viết khác liên quan